G.i.a.o c.ấ.u với người chưa thành niên bị truy cứu tội h.i.ế.p d.â.m hay c.ư.ỡ.n.g d.â.m?

Một người đàn ông sinh năm 1990 ở tỉnh Quảng Ngãi vừa bị truy tố về tội H.i.ế.p d.â.m người dưới 16 tuổi. Quá trình điều tra cho thấy, người này quen biết với bạn gái SN 2009 qua mạng xã hội. Cuối tháng 1/2022,  hai người hẹn gặp mặt và từ đó  đã nhiều lần quan hệ t.ì.n.h d.ụ.c.

Làm việc với cơ quan công an, cả hai cùng cho biết việc quan hệ t.ì.n.h d.ụ.c được sự đồng thuận của cô gái. Dù vậy, hành vi quan hệ t.ì.n.h d.ụ.c diễn ra khi cô gái chưa đủ 13 tuổi. Do đó, hành vi của người đàn ông này đã phạm vào tội H.i.ế.p d.â.m người dưới 16 tuổi và phạm tội từ 2 lần trở lên.

Từ sự vụ trên, độc giả Dân trí thắc mắc, vậy yếu tố cấu thành tội h.i.ế.p d.â.m và cưỡng d.â.m là gì?

Cơ quan công an tỉnh Quảng Ngãi đã hoàn tất việc điều tra, đề nghị truy tố người đàn ông SN 1990 về tội H.i.ế.p d.â.m người dưới 16 tuổi (Ảnh: Quốc Triều).

Trả lời:

Theo Bộ Công an, những yếu tố cấu thành của tội h.i.ế.p d.â.m, cưỡng d.â.m đối với người chưa thành niên bao gồm:

Hành vi h.i.ế.p d.â.m được quy định tại Điều 141 Bộ luật Hình sự và h.i.ế.p d.â.m người dưới 16 tuổi quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự; hành vi cưỡng d.â.m quy định tại Điều 143 và cưỡng d.â.m với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi quy định tại Điều 144 Bộ luật Hình sự.

Người chưa thành niên theo quy định của Luật Dân sự là người chưa đủ 18 tuổi, pháp luật hình sự gọi là người dưới 18 tuổi. Một hành vi được cho là h.i.ế.p d.â.m đối với người dưới 18 tuổi có các yếu tố khách quan thể hiện ở 03 hình thức cơ bản để nhận biết như sau:

– Một là: Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để giao cấu trái ý muốn của nạn nhân, tức là người phạm tội dùng sức mạnh thể chất như đánh, đạp, ôm, giữ, vật, đè, ghì, trói… để thực hiện bằng được hành vi giao cấu trái ý muốn của họ; đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc là có hành vi uy h.i.ế.p, đe dọa dùng vũ lực như: nếu không cho giao cấu sẽ đánh, giết, đâm, ném xuống nước… làm nạn nhân sợ, mất khả năng tự vệ, hoặc buộc phải để đối tượng giao cấu vì không còn cách nào khác, không có khả năng tự vệ.

– Hai là: không dùng sức mạnh thể chất mà dùng các thủ đoạn khác như lợi dụng lúc nạn nhân đang bị say rượu, bia, chất kích thích, nhiễm chất độc, chất gây mê; bị bệnh tật thiểu năng yếu mệt, hoặc bị mất khả năng nhận thức, khả năng tự vệ… để thực hiện hành vi quan hệ t.ì.n.h d.ụ.c; (Ví dụ như trong một nhóm bạn thanh thiếu niên đi chơi, có tụ tập uống bia, rượu hoặc sử dụng chất kích thích, bạn nữ bị say rượu, bia không có khả năng nhận thức và tự vệ, bạn nam lợi dụng tình cảnh đó để thực hiện hành vi giao cấu hoặc quan hệ t.ì.n.h d.ụ.c khác; hoặc như một người bệnh đến cơ sở y tế khám chữa bệnh, nhân viên y tế thấy rằng họ đang rất yếu mệt, hoặc còn nhỏ tuổi không có khả năng tự vệ để lợi dụng thực hiện hành vi giao cấu hoặc quan hệ t.ì.n.h d.ụ.c khác…).

Cho, ép nạn nhân dùng chất kích thích như rượu, bia, ma túy, hoặc nén bỏ chất kích dục, chất gây mê vào thức ăn, nước uống của nạn nhân… để dễ dàng thực hiện hành vi quan hệ t.ì.n.h d.ụ.c thì được coi là h.i.ế.p d.â.m.

– Ba là: Mọi hành vi giao cấu hoặc quan hệ t.ì.n.h d.ụ.c khác với một người mà họ chưa đủ 13 tuổi cho dù không dùng vũ lực, không dùng thủ đoạn khác mà được họ đồng ý tự nguyện, kể cả hành vi mua d.â.m (kể cả bé trai hoặc bé gái) đều được coi là phạm tội h.i.ế.p d.â.m người dưới 16 tuổi.

– Người thực hiện hành vi h.i.ế.p d.â.m thì đủ 14 tuổi có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

– Lưu ý rằng hành vi h.i.ế.p d.â.m với một người khi họ dưới 10 tuổi sẽ phải chịu khung hình phạt rất nghiêm khắc theo quy định tại khoản 3 Điều 142 có mức phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình;

Mọi hành vi quan hệ t.ì.n.h d.ụ.c với một người đủ 13 đến dưới 16 tuổi như giao cấu hoặc quan hệ t.ì.n.h d.ụ.c khác, d.â.m ô khi được họ đồng ý, tự nguyện thì vẫn được coi là phạm tội “giao cấu hoặc quan hệ t.ì.n.h d.ụ.c khác với người đủ 13 đến dưới 16 tuổi” hoặc “d.â.m ô với người dưới 16 tuổi” được quy định tại Điều 145, 146 Bộ luật Hình sự.

Còn hành vi cưỡng d.â.m là việc người phạm tội lợi dụng mối quan hệ lệ thuộc của nạn nhân với mình, tức là họ “đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình” được hiểu là việc một người đang ở trong tình trạng lệ thuộc người phạm tội về mặt vật chất (được chu cấp, được tạo điều kiện); có thể là lệ thuộc vào công việc (đang là người làm công ăn lương, nhân viên, học sinh… của người phạm tội, người phạm tội đe dọa, cưỡng ép họ phải cho quan hệ t.ì.n.h d.ụ.c nếu không sẽ bị ảnh hưởng xấu đến công việc, lương bổng, học tập…); lệ thuộc tín ngưỡng, tôn giáo (là lệ thuộc về đời sống tinh thần, tâm linh mà nạn nhân đang sinh hoạt trong một lĩnh vực tôn giáo); hoặc người phạm tội biết được một điểm yếu của nạn nhân như có một hình ảnh “nóng” của họ và đe dọa nếu không cho quan hệ t.ì.n.h d.ụ.c sẽ phát tán, vì xấu hổ nạn nhân phải miễn cưỡng cho đối tượng giao cấu. Việc đe dọa ở đây khác với đe dọa ngay tức khắc ở hành vi h.i.ế.p d.â.m là nạn nhân vẫn có sự lựa chọn, tuy nhiên họ phải miễn cưỡng đồng ý vì nếu không họ sẽ bị người phạm tội gây bất lợi, khó dễ cho họ.

Hành vi cưỡng d.â.m, nếu nạn nhân đủ 13 đến dưới 16 tuổi sẽ được coi là “cưỡng d.â.m với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi” với khung hình phạt cao hơn, còn nếu họ dưới 13 tuổi sẽ được cho là h.i.ế.p d.â.m.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *